Bên cạnh việc lựa chọn 1 đơn vị cung cấp máy lạnh có uy tín để mua một chiếc máy lạnh để chống nóng, người tiêu dùng còn phải tìm nơi “chọn mặt gửi vàng” để chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên lâu dài. Tránh trường hợp ham rẻ mà chuộc họa vào thân tiền mất tật mang.
1. Cạnh tranh vệ sinh máy lạnh với giá rẻ bèo
Đời sống con người ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng nhanh nên công việc vệ sinh bảo trì máy lạnh định kì trở thành dịch vụ “HOT” và dễ kiếm tiền nhất trong mùa nóng. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng điện lạnh cũng nhân dịp này cạnh tranh không lành mạnh hoặc dùng những chiêu thức nhằm kiếm thêm lợi nhuận.
Giá dịch vụ năm nay cũng không biến chuyển nhiều như mọi năm, bình quân khoảng 100.000 – 120.000 đồng/máy. Mà nhu cầu sống của con người càng cao và giá cả của mọi thứ đều tăng lên, nhưng 1 số doanh nghiệp lại lấy giá vệ sinh và bảo trì khá rẻ (40.000 – 60.000 vnđ/1 máy), thì làm sao đủ chi phí cho tiền quảng cáo, tiền trả cho 2 nhân viên đi làm mỗi lần, tiền xăng cộ đi lại và các chi phí khác….. Mà các công ty thì cần phải có đủ chi phí duy trì hoạt động để trả lương thuê mướn nhân viên có tay nghề kĩ thuật giỏi, có trình độ chuyên môn và thực hiện chế độ bảo hành, bảo đảm tốt cho khách mỗi khi gặp sự cố… nên nếu với mức giá vệ sinh như vậy thì chắc chắn không thể đủ chi phí để tồn tại được.
Cứ làm 1 bài toán đơn giản:
- Chi phí để trả cho 2 nhân viên kĩ thuật (ngày lương 1 thợ chính trung bình 200.000vnđ/1 ngày, 1 thợ phụ trung bình 100.000vnđ/1 ngày). Chưa kể tiền phụ cấp xăng cộ đi lại từ nơi này qua nơi khác.
- Thời gian đi lại từ địa điểm này đến địa điểm khác để vệ sinh, bảo trì trung bình cho 1 máy lạnh khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Vậy 1 ngày làm việc 8 tiếng tối đa 2 nhân viên kĩ thuật với điều kiện lí tưởng thuận lợi nếu được sắp lịch tốt thì có thể đi vệ sinh được từ 3-4 địa điểm
- Nếu tính trung bình 1 nhà khách thu được 50.000 vnđ. Thì liệu với 150.000 vnđ - 200.000 vnđ / 1 ngày như vậy thì chi phí còn chưa đủ trả tiền lương cho thợ huống gì nói đến việc tính đến các chi phí khác như tiền phụ cấp xăng xe, tiền quảng cáo, tiền lời cho doanh nghiệp….
Vốn con người ai cũng ham giá rẻ, đánh vào tâm lý này các cửa hàng, doanh nghiệp dùng chiêu thức giá rẻ để làm vệ sinh nhưng thực chất là kiếm chuyện để bơm gas, báo máy bị lỗi cần thay này thay kia nhằm kiếm thêm tiền và công làm.
2. Chiêu thức moi tiền của khách hàng.
Nhiều nhân viên kỹ thuật khi vệ sinh máy cho khách hàng chỉ xịt rửa máy và cho hoạt động lại thì cảm giác máy chạy không lạnh nữa, và cho rằng gas hơi yếu, phải bơm thêm gas thì máy mới lạnh và tiết kiệm điện, vì vậy ngoài tiền vệ sinh máy nhân viên còn được lấy thêm tiền bơm gas (máy của khách không thiếu gas cũng vẽ chuyện nói với khách là thiếu gas để đè ra bơm gas thêm nhằm kiếm thêm tiền, máy lạnh người ta đang xài tốt lại nói là hư motuer, board mạch inverter điều khiển, máy bơm yếu… để kiếm chuyện đổi linh kiện zin lấy linh kiện lô (vừa có thêm tiền do thay thế linh kiện, vừa đổi được hàng lô lấy hàng zin, máy khách xài linh kiện lô trước sau gì cũng lại bị hư đi hư lại nữa à Lại có thêm tiền sửa sau này…), nên đừng ham rẻ mà tính già hóa non.
Bơm gas là một chiêu thức khá quen thuộc được nhiều nhân viên vệ sinh máy lạnh sử dụng để kiếm thêm tiền. Nhưng thực sự bơm gas không đơn giản mà phải có trình độ chuyên môn và hiểu biết về từng dòng máy để bơm sao cho vừa đủ, đúng thông số kĩ thuật (Nếu máy lạnh được bơm thừa gas quá sẽ dẫn đến tình trạng cháy lốc vì quá tải) . Như vậy, việc bơm gas trong quá trình vệ sinh máy lạnh mới chính là nguồn thu chính cho dịch vụ này phát triển và “HOT” nhất bây giờ, còn mức giá “hương hoa” 40.000 – 50.000 đồng chỉ là công cho nhân viên bảo trì đi và về cho từng địa chỉ.
Nếu xét đúng về mặt kĩ thuật thì máy lạnh chỉ sạc gas thêm trong các trường hợp sau :
a. Máy lạnh mới khi được lắp đặt xong thì đợt vệ sinh và bảo trì lần đầu tiên rất quan trọng. Nhân viên kĩ thuật của công ty sẽ xuống kiểm tra lại toàn bộ các công đoạn sau :
Quy trình bảo trì – vệ sinh máy lạnh lần đâu:
* Kiểm tra trước khi bảo dưỡng
* Làm vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
- Tháo vỏ máy
- Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
- Mở vỏ máy
- Làm vệ sinh hệ thống nước ngưng
- Nắn cánh cánh tản nhiệt
- Lắp vỏ máy
* Làm vệ sinh lưới lọc không khí.
* Tra dầu mỡ quạt, kiểm tra việc bắt ê kê cục nóng lúc lắp đặt đã thực sự chắc chắn chưa , để phòng trường hợp bị long ốc lỏng lẻo gây nguy hiểm cho khách hàng trong quá trình sử dụng.
* Kiểm tra các thiết bị điện, tiếp xúc của các rắc cắm điện, thông mạch.
* Kiểm tra lượng ga và nạp bổ sung . Vì trong quá trình lắp 1 máy lạnh mới thì ko ít nhiều gì cũng sẽ bị ao hụt 1 lượng gas nhất định trong đoạn đường ống đồng khi lắp máy. Nên cần phải tiến hành đo đạc kiểm tra và nạp bổ sung lượng gas máy để máy lạnh đủ lượng gas theo đúng thông số kĩ thuật mà nhà sản xuất qui định.
b. Máy lạnh được sử dụng khoảng 1 năm thì nên kiểm tra để sạc gas bổ sung 1 lần cho tốt. Chứ ko phải là cứ cách mấy tháng là cứ kiểm chuyện vệ sinh định kì mà đè ra sạc gas 1 lần hoặc cứ hễ vệ sinh máy là phải sạc gas.
Vì nhu cầu sống và đòi hỏi, các thượng đế luôn muốn máy của mình chạy tốt và ít hao điện, nên cứ đồng ý cho các nhân viên làm việc vẽ thêm nhiều thứ bệnh khác nữa, chịu tốn nhiều tiền để đắp vào những cái được vẽ ra không đúng với thực tế và đôi khi chất lượng là không như mong muốn. Tất nhiên tất cả các bệnh được vẽ và quy trình chỉ có các nhân viên mới biết được với nhau, còn người tiêu dùng chỉ là người chịu thiệt.
“Của rẻ là của ôi” câu này phần nào cũng đúng, khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng giá rẻ thì người chịu thiệt chỉ là người tiêu dùng mà thôi. Vì máy lạnh là một sản phẩm công nghệ phức tạp, nếu người tiêu dùng không có chuyên môn sẽ khó nhận biết những trục trặc của sản phẩm. Chính vì vậy, không nên ham giá dịch vụ rẻ và những lời quảng cáo vì giá dịch vụ rẻ luôn kèm theo những “phát sinh” ngoài thực tế của thiết bị. Các khách hàng nên có những lựa chọn sáng suốt chọn cho mình những đơn vị tin cậy , đừng để cho các dịch vụ rẻ mê hoặc mà tiền mất tật mang.